Các so sánh giữa Mi-28N Night Hunter và АН-64D Apache Longbow Boeing_AH-64_Apache

Quân đội Liên Xô/Nga sử dụng loại trực thăng chiến đấu có vai trò tương tự là Mi-28. Cả hai máy bay trực thăng Mi-28N và AH-64 đều được thiết kế nhằm mục đích yểm trợ cho các binh đoàn bộ binh cơ giới trên chiến trường. Mi-28N cũng được thiết kế để sử dụng chiến đấu 24/24, ban ngày và ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết như AH-64.

  • AH-64 có hệ thống điện tử tại buồng lái hiện đại hơn Mi-28N cũng như Mi-28N có mũi nhỏ, dài hơn và buồng lái cũng chật chội hơn so với AH-64D[9] Tuy nhiên, Mi-28 có các khoảng trống để có thể chở thêm 2 hành khách (cho những phi vụ cứu nạn hoặc chở quân)[10]
  • Theo Aerospaceweb thì buồng lái AH-64 thì có thể chịu được cuộc tấn công của đạn 12,7mm[11], theo những nguồn khác thì khoang và cánh quạt AH-64 được thiết kế để chống được đạn 23mm bắn thẳng[12][13]. Ngày 24 tháng 3 năm 2003, 31 trực thăng Apache đã tham gia tấn công một Lữ đoàn thiết giáp gồm 90 xe tăng và hàng trăm xe cơ giới các loại của Vệ binh Cộng hòa Iraq gần Karbala. Binh sĩ Iraq khai hỏa các loại súng mà họ có, từ súng bộ binh như PKM, NSV cho tới pháo phòng không 23mm và 57mm, kết quả là 2 trực thăng rơi, 29 trực thăng còn lại quay trở về căn cứ đều bị hư hại nặng (2 chiếc bị hỏng nặng không thể sửa chữa)[14]. Một phi công Mỹ (trung úy Jason King) đã bị thương do đạn súng bộ binh AKM bắn trúng vào cổ nhưng không nặng và trở về đơn vị của mình một vài tuần sau đó, còn 2 phi công khác bị bắt sống.[15]
Mil Mi-28N Night Hunter.
  • Trong khi đó, theo Army-technology thì cánh quạt của Mi-28 có thể chịu được đạn 30mm[16] Chuyên gia quân sự người Nga Mikhail Mikhailovich Rastopshin tỏ ý nghi ngờ khả năng của Mi-28 khi cho rằng buồng lái bọc giáp của Mi-28 làm bằng các tấm hợp kim nhôm dày 10mm, trên đó gắn thêm các tấm gốm, ông cho rằng chỉ có thể chống được đạn 7,62mm bởi đạn 12,7mm của Nga có thể xuyên được thép dày 20mm ở cự ly 1.500 m.[17] Tuy nhiên, trang điện tử PopularMechanics đã đăng video các thực nghiệm của Liên Xô cho thấy thử nghiệm đạn 7.62mm cho tới 14.5mm bắn trực diện vào buồng lái Mi-28A (phiên bản đầu tiên của Mi-28) mà không xuyên thủng.[18] PopularMechanics suy đoán rằng kính chống đạn của Mi-28 phải có độ dày từ 1.7-2.1 inch (4,3 - 5,5 cm), loại kính này có thể làm bằng nhiều lớp kính và polycarbonate.[18] Video khác cho thấy đạn 7,62mm và 14,5mm chỉ làm mặt kính của Mi-28A bị rạn nứt còn khi dùng pháo ShVAK cỡ 20mm bắn ở cự ly rất gần thì mới có thể xuyên thủng vào trong buồng lái Mi-28A.
  • AH-64 lại có tính cơ động và hiệu suất chiến đấu thấp hơn Mi-28N[cần dẫn nguồn]. Về động cơ thì trực thăng Mi-28 có động cơ mạnh hơn với 2 động cơ Vk-2500, công suất 2200 mã lực so với AH-64 cũng 2 động cơ, công suất 1.900 mã lực. Ngoài ra, trực thăng Mi-28N của Nga cũng mạnh hơn nhiều AH-64 về tải trọng vũ khí tối đa khi tác chiến (trực thăng AH-64 là 771 kg, của Mi-28N là 2.300 kg)[cần dẫn nguồn],
  • Tốc độ tối đa của Mi-28 là 324 km/h, nhanh hơn so với AH-64 là 293 km/h, bù lại AH-64 bay được xa hơn (1.900 km so với 1.100 km). Tuy nhiên bán kính chiến đấu Mi-28 chỉ hơn 200 km so với AH-64 Apache là 480 km. Độ bền khi hoạt động của AH-64D là 3 giờ 9 phút tỏ ra vượt trội so với Mi-28.
  • Mi-28 có các đặt tính bay ưu việt, đặc biệt là khả năng hoạt động hiệu quả tại những vùng khí hậu khắc nghiệt, các vùng núi cao.[19] Mi-28N là máy bay trực thăng duy nhất trên thế giới có thể thực hiện một chuyến bay tự động với địa hình uốn cong ở độ cao rất thấp từ 5 mét.[20]
  • Đạn pháo 30mm của AH-64 là 1.200 viên, nhiều hơn hẳn so với Mi-28 (250 viên), nhưng AH-64 không có khả năng mang bom, trong khi Mi-28 có khả năng mang các loại bom 250 và 500 kg để tiêu diệt những tòa nhà hoặc mục tiêu kiên cố[20][21].
  • AH-64D có vũ khí đa dạng và có thể thực hiện nhiệm vụ không đối đất và không đối không tầm thấp[19] Trong khi đó, Mi-28NE mới đây cũng có thể mang theo tên lửa không đối không R-73 để không chiến với mục tiêu bay thấp[22]
  • AH-64 được thiết kế để thực hiện tác chiến ở tuyến đầu, các cảm biến và hệ thống điện tử trên máy bay hoạt động vào ban đêm hoặc ngày, trong mọi điều kiện thời tiết bất lợi. Nó có hệ thống chỉ định mục tiêu/hệ thống tầm nhìn ban đêm (TADS / PNVS)[23] Apache có thể xác định vị trí 256 mục tiêu cùng một lúc trong vòng 50 km (31 dặm)[24] Mũ công tác của phi công có lắp màn hình hiển thị không gian chiến trường trong suốt tích hợp với kính ngắm mục tiêu (Helmet and Display Sighting System - IHADSS); hệ thống điều khiển súng tự động sẽ hướng nòng súng 30 mm M230 Chain Gun theo hướng nhìn phi công hoặc xạ thủ khi quan sát xung quanh hoặc theo dõi mục tiêu[13].
  • Mi-28 cũng có mũ bảo hiểm mới và hệ thống nhắm mục tiêu, giúp máy bay chiến đấu mọi thời tiết, có khả năng hoạt động ở bất kỳ thời gian trong ngày hay đêm.[25]. Mi-28N còn được tích hợp thêm một hệ thống tác chiến điện tử như trang bị radar bước sóng ngắn gắn trên đỉnh rotor, kết hợp với hệ thống camera cảm biến hồng ngoại Goes 521, TV/Flir điều khiển hỏa lực[26] Mi-28NE thì được tích hợp một hệ thống tác chiến điện tử như trang bị radar bước sóng ngắn gắn trên đỉnh rotor, kết hợp với hệ thống camera cảm biến hồng ngoại Goes 521, TV/Flir điều khiển hỏa lực[26]
  • Về giá thành, Mi-28 có giá khoảng 12-20 triệu USD/chiếc, rẻ hơn 50% so với Apache (18-30 triệu USD/chiếc)[19] Phiên bản AH-64D Block III mà Mỹ bán cho Ấn Độ kèm theo 50 động cơ T700-GE-701D, 12 radar điều khiển hỏa lực AN / APG-78, 12 Radar giao thoa tần số AN / APR-48A, 812 tên lửa AGM-114L-3 Hellfire Longbow, 542 tên lửa AGM-114R-3 Hellfire II, 245 tên lửa Stinger Block I-92H, và 23 hệ thống chỉ định mục tiêu / Sensors nhìn đêm cho phi công, tên lửa đào tạo và tên lửa giả, đạn 30mm, bộ thu, mô phỏng, hệ thống định vị toàn cầu / hệ thống dẫn đường quán tính, thiết bị thông tin liên lạc, phụ tùng thay thế và sửa chữa; công cụ và thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ, sửa chữa và hỗ trợ, đào tạo nhân lực và trang thiết bị đào tạo; các ấn phẩm và tài liệu kỹ thuật trong hợp đồng 1,4 tỷ USD cho 22 máy bay.[27] Để so sánh, Algérie sẽ trả 2,7 tỷ USD cho 42 Mi-28N, 6 máy bay trực thăng hạng nặng Mi-26T2 và nâng cấp 39 máy bay trực thăng Mi-8 cũ của Algérie lên chuẩn Mi-8AMTSh.[28]
  • Mi-28N được trang bị hệ thống thoát hiểm khẩn cấp cho phi công với ghế ngồi đặc biệt giúp tăng khả năng sống sót khi rơi với tốc độ 12m/giây[29]. Trong 2 lần rơi máy bay tại Nga năm 2011 và 2015 thì có 2 phi công thiệt mạng, 2 phi công khác đã sống sót[30][31] lần rơi máy bay Mi-28 tại Syria thì cả hai phi công đều chết[32] trong khi lần rơi ở Nga vào tháng 8/2012 thì cả hai phi công đều sống sót[33]. Trong khi đó, AH-64 không trang bị loại ghế này[34] nhưng máy bay được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu giảm thiểu chấn thương cho phi công khi xảy ra sự cố bằng cách tăng độ bền kết cấu, bánh đáp, ghế ngồi cũng như hệ thống nhiên liệu[23]. Có những trường hợp rơi AH-64 nhưng phi công vẫn sống sót[35][36][37], năm 2011 tại Afghanistan một AH-64D Longbow bị rơi tại tỉnh Paktika thì 1 thành viên phi hành đoàn tử vong[38]. Tuy nhiên, trong 6 vụ rơi AH-64 mới đây nhất (trong năm 2015-2016), cả 12 phi công AH-64 đều chết, không có ai sống sót[39][40][41][42][43][44]
  • AH-64 cũng như các máy bay trực thăng chiến đấu hiện đại khác (ví dụ như loại Ka-52 của Nga) đều có hệ thống điều khiển dự phòng nhưng Mi-28N lại không có. Do đó nếu phi công của Mi-28 thiệt mạng thì hoa tiêu không thể thay thế phi công tiếp tục vận hành máy bay nhưng AH-64 thì làm được.[45]
  • Mi-28 có các khoảng trống để có thể chở thêm 2 hành khách (cho những phi vụ cứu nạn hoặc chở quân)[10] AH-64 thì không có tính năng chở quân này.

Do nhiệm vụ chống tăng, AH-64 được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu giảm thiểu chấn thương cho phi công khi xảy ra sự cố bằng cách tăng độ bền kết cấu, bánh đáp, ghế ngồi cũng như hệ thống nhiên liệu. Khung máy bay được bảo hộ và có hệ thống tự hàn kín ở bình nhiên liệu để chống đạn[23].

Hạn chế chính của Mi-28 là vũ khí chống tăng của nó là tên lửa 9M120 Ataka-V (AT-9 Spiral-2) có tầm bắn chỉ khoảng 8 km, không thể bắn trúng mục tiêu mà không đi vào khu vực phòng không của đối phương[17] Loại tên lửa AGM-114 Hellfire trên AH-64 Apache cũng có tầm bắn 8 km, nhưng phiên bản AGM-114L Longbow (ra đời năm 2000) là tên lửa thế hệ 3 dùng đầu tự dẫn radar có chế độ "bắn-quên" giúp trực thăng khai hỏa rồi lập tức rút lui trong khi tên lửa Ataka trên Mi-28 chỉ là tên lửa thế hệ 2 sử dụng phương pháp dẫn bán tự động, buộc trực thăng phải đứng yên để dẫn bắn tên lửa tới mục tiêu, làm tăng nguy cơ vũ khí phòng không đối phương tiêu diệt Mi-28[17]. Ngoài ra Hellfire trên Apache có xác suất xuyên thủng giáp phản ứng nổ lên tới 0,8-0,9 và khả năng xuyên giáp 1.000 mm, bảo đảm xác suất diệt tăng-giáp cao còn tên lửa Ataka của Mi-28NE chỉ có xác suất vượt qua giáp phản ứng nổ là 0,5, loại tên lửa này được cho là không đủ khả năng xuyên thủng được giáp trước của xe tăng М1А2 phiên bản nâng cấp SEP. Tuy nhiên, từ năm 2015, MI-28 NE nội địa của Nga có thể được trang bị loại tên lửa mới là Vikhr-1 (AT-16 Scallion)[46]. Vikhr-1 là loại tên lửa hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên" giống như loại AGM-114L Longbow của AH-64 Apache, nhưng Vikhr-1 có vận tốc nhanh hơn và tầm bắn xa hơn[47] Phiên bản Vikhr-1 có tầm bắn tới 12–15 km vào ban ngày và 5–6 km vào ban đêm, xa hơn gấp rưới so với Hellfire và loại JAGM của AH-64 Apache[48]. Về giá thành thì 9K121 Vikhr rẻ hơn rất nhiều (mỗi quả 9K121 Vikhr có giá 28.300 USD, so với Hellfire có giá 110.000 USD)[49]. Năm 2016, loại tên lửa 9K121 Vikhr này đã bắt đầu được Nga xuất khẩu ra nước ngoài[50] Tuy nhiên trên trang giới thiệu sản phẩm của Russian Helicopter hiện nay thì Vikhr hiện chỉ được trang bị cho dòng trực thăng Ka-50, Ka-52 còn danh sách vũ khí của Mi-28 hiện nay không có tên lửa Vikhr[51]

Pháo 2А42 của Mi-28N và pháo М230 của trực thăng Apache đều có cỡ nòng 30 mm, nhưng đạn của M230 trên trực thăng Apache nhiều đạn hơn gần 3 lần của Mi-28N.[52]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Boeing_AH-64_Apache http://www.russianhelicopters.aero/ru/helicopters/... http://www.chinadaily.com.cn/world/2007-08/10/cont... http://airheadsfly.com/2014/03/09/algeria-48-attac... http://www.army-technology.com/news/newsus-armys-a... http://www.army-technology.com/projects/apache/ http://www.army-technology.com/projects/mi28/ http://www.aviationexplorer.com/apache_facts.htm http://www.bbc.com/news/world-europe-33754767 http://boeing.com/rotorcraft/military/ah64d/index.... http://www.boeing.com/features/2013/06/bds-apache-...